Nhân tố nào, ngoài Covid-19 đang thúc đẩy nhanh hơn quá trình dịch chuyển chuỗi cung của Nhật Bản?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong bối cảnh số người nhiễm Sars-nCov2 gia tăng.
 
Chính phủ Nhật bản cũng đã công bố gói kích thích khổng lồ để giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Gói giải cứu trị giá 108 nghìn tỷ JPY (992 tỷ USD), gấp khoảng 2,7 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia là lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Gói kích thích tương đương với 20% GDP của quốc gia, bao gồm các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội của đại dịch và nhắm vào các cá nhân, tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV).
 
Gói giải cứu này cũng bao gồm một quỹ hỗ trợ kinh tế trị giá khoảng 2,4 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp đưa sản xuất từ Trung Quốc trở lại Nhật Bản hoặc chuyển nó sang các nước khác ở Đông Nam Á.
 
 Động thái này nhằm giảm rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai, phòng khi có trong trường hợp một dịch bệnh khác xuất hiện.
 
Trước khi COVID-19 bùng phát, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới. Các nhà sản xuất tại nhiều nền kinh tế phát triển đã đầu tư vào sản xuất tại Trung Quốc để giảm chi phí và tận dụng được thị trường có quy mô dân số lớn nhất thế giới, với các phân khúc khách hàng rất đa dạng, từ người nghèo, bình dân cho đến những tỷ phú mới nổi với sức mua khổng lồ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Trung Quốc chưa mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, đầu tư sản xuất tại nước này đôi khi là cách duy nhất để bán sản phẩm của họ tại thị trường Trung Quốc.

Theo thời gian, sản xuất tại Trung Quốc đã chuyển chuỗi giá trị từ sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp như quần áo và linh kiện cơ bản sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như công nghệ 5G và hàng không vũ trụ. Chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng lên, đồng thời những ngành có giá trị gia tăng thấp hoặc gây ô nhiễm môi trường không được khuyến khích, thậm chí hạn chế. Do đó, ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 chưa diễn ra, các doanh nghiệp FDI đã dần tính phương án dịch chuyển dần khỏi Trung Quốc.

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc vào đầu năm 2020, nhiều nhà sản xuất Nhật Bản, Hàn Quốc đã cảm nhận rõ được việc phải dịch chuyển khỏi thị trường này khi nguồn cung linh kiện cho các nhà máy của họ bị đình trệ trong thời gian các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa.
 
Điều đó đã tạo động lực mới cho nỗ lực giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào các nhà máy ở Trung Quốc. Bloomberg báo cáo rằng theo một cuộc khảo sát hồi tháng 2/2020 của Tokyo Shoko Research Ltd., cho thấy 37% trong số 2.600 người được hỏi đang đa dạng hóa việc mua sắm bên ngoài Trung Quốc trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đại dịch Covid-19 chỉ là yếu tố mới nhất góp phần trong xu hướng dịch chuyển này. Bởi bên ngoài việc chi phí sản xuất tại Trung Quốc gia tăng, áp lực buộc họ phải chuyển sang các địa bàn sản xuất mới đã gay gắt hơn do  cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhiều công ty có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc đã bắt đầu chuyển một số hoạt động sang Đông Nam Á để tránh các lệnh trừng phạt ngày càng tăng của Mỹ.

Theo báo cáo tháng 2 năm 2020 của Nikkei Asian Review, Google và Microsoft đang chuyển một số dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan.

Nikkei cũng cho biết Google  dự kiến sẽ bắt đầu bán điện thoại thông minh được sản xuất một phần tại Việt Nam, Pixel4A và Pixel5 vào tháng 5 và nửa cuối năm 2020. Google cho biết thêm sẽ bắt đầu bán loa thông minh Nest Mini được sản xuất tại Thái Lan với một đối tác địa phương vào cuối năm nay.

Microsoft dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất tại Việt Nam một số mẫu máy tính để bàn và máy tính xách tay Surface vào quý 2 năm 2020.

Malaysia là một trong những nước hưởng lợi từ xu hướng mới này vào năm 2019. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2019, quốc gia này đã chứng kiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 8,9 tỷ USD, theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA). Trong đó, Nhật Bản đã đầu tư khoảng 800 triệu đô la Mỹ, trong khi Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất với 2,8 tỷ đô la Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc (1,5 tỷ đô la Mỹ) và Đài Loan (1,1 tỷ đô la Mỹ).
Cụ thể, bang miền bắc Penang là điểm đến hàng đầu của FDI với 2,7 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2019, tương đương khoảng 31% tổng vốn FDI của Malaysia trong giai đoạn này, theo InvestPenang, cơ quan xúc tiến đầu tư của chính quyền bang Penang.

Heng Huck Lee, Giám đốc điều hành của Globet Electronics, một nhà sản xuất hợp đồng tích hợp cho chất bán dẫn, đồng thời là thành viên của ủy ban tư vấn điện tử của MIDA, vào tháng 1/2020 cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài của Penang đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019.

Trong số các công ty chọn mở rộng hoặc thành lập cơ sở sản xuất của họ ở Penang có nhà sản xuất chip Micron Technology của Mỹ, nhà cung cấp giải pháp sản xuất của Mỹ Jabil Circuit và công ty công nghệ y tế Smith & Nephew của Anh (Anh).
 
Trong khi xu hướng di dời sản xuất cả nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng thấp và giá trị gia cao ra khỏi Trung Quốc chủ yếu là một động thái nhằm quản lý rủi ro và ngăn chặn sự gián đoạn chuỗi cung ứng thì còn có một xu khác cũng không kém phần quan trọng là hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc so với các cường quốc khác.
 
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản hay các cường quốc khác ban hành các chính sách kinh tế nhằm ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, ngoài nỗ lực ngoại giao được phối hợp của phương Tây.
 
Sự phát triển công nghiệp và kinh tế của Trung Quốc đã đã cải thiện vị thế và và ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế. Thông qua sự kết hợp của các dự án phát triển kinh tế trên Con đường tơ lụa mới, thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), tăng đầu tư vào bộ máy quân sự của mình – Trung Quốc đã thể hiện rõ tham vọng trở thành một cường quốc thế giới.

biên dịch từ 

https://theaseanpost.com/article/japan-switching-manufacturing-asean

  • Share:
Avatar

aslvietnam

Leave A Reply